Top 6 lễ hội mùa xuân miền Bắc nổi tiếng nhất

Khám phá những lễ hội mùa xuân miền Bắc nổi tiếng và ý nghĩa nhất. Lễ hội mùa xuân miền Bắc là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân, đồng thời cầu mong sức khỏe, tài lộc và bình an trong năm mới. Bên cạnh đó, đây còn là dịp để du khách có cơ hội khám phá nét đẹp văn hóa và tâm linh của người dân vùng Bắc bộ.

Dưới đây là một số lễ hội mùa xuân miền Bắc tiêu biểu nhất, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái đầu năm. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Lễ hội chùa Hương (Hà Nội)

Lễ hội chùa Hương được ví von như “hành trình về đất Phật”, đây cũng là một trong những lễ hội mùa xuân miền Bắc nổi tiếng và đặc sắc nhất. Lễ hội diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Bên cạnh những nghi thức trang nghiêm trong phần lễ, phần hội còn có rất nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật đầy thú vị. Bên cạnh đó, cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, hữu tình tại danh thắng chùa Hương sẽ giúp bạn có một hành trình thật ý nghĩa.

Lễ hội chùa Hương - Một trong những lễ hội mùa xuân miền Bắc nổi tiếng nhất
Lễ hội chùa Hương – Một trong những lễ hội mùa xuân miền Bắc nổi tiếng nhất

2. Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)

Nhắc đến những lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở miền Bắc thì không thể không nhắc đến lễ hội Yên Tử. Lễ hội diễn ra nhằm tôn vinh công lao đại đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông – Người đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Đồng thời nêu cao những giá trị lịch sử, những nét văn minh lâu đời đến thế hệ sau này. Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch.

Lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh
Lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh

3. Khai ấn đền Trần (Nam Định)

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, lễ hội Khai ấn đền Trần diễn ra với sự tham gia của đông đảo của người dân và du khách từ khắp nơi. Lễ hội Khai ấn đền Trần là phong tục có từ lâu đời, thể hiện lòng biết ơn đối với các vị vua Trần bằng các nghi lễ đặc sắc. Lễ hội thường được tổ chức vào đêm 14 đến rạng sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Lễ Khai ấn đền Trần Nam Định
Lễ Khai ấn đền Trần Nam Định

4. Hội Lim (Bắc Ninh)

Trải qua nhiều thế hệ đến nay, hội Lim vẫn giữ được nét truyền thống văn hóa lâu đời của quê hương Kinh Bắc. Thời gian diễn ra hội Lim kéo dài từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đặc biệt, từ tối ngày 12, du khách sẽ được đắm chìm trong những làn điệu quan họ ngọt ngào cả trên thuyền và trên bộ bởi những nghệ nhân đa tài.

Lễ hội Lim Bắc Ninh - Mảnh đất của những làn điệu quan họ
Lễ hội Lim Bắc Ninh – Mảnh đất của những làn điệu quan họ

5. Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ)

Lễ hội Đền Hùng (Giỗ tổ Hùng Vương) diễn ra từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, trong đó mùng 10 là chính hội. Vào ngày lễ, hàng nghìn người dân từ khắp các vùng miền của cả nước đổ về đền Hùng để tham gia các hoạt động tưởng nhớ và tôn vinh các vị vua Hùng. Đây được xem là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và tinh thần đại đoàn kết của dân tộc ta.

Lễ hội Đền Hùng Phú Thọ
Lễ hội Đền Hùng Phú Thọ

6. Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Nếu bạn có dự định du lịch miền Bắc trong dịp Tết để hành hương thì chắc chắn không nên bỏ qua lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Đến chùa Bái Đính, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng tượng Phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam, tham quan khu chùa cổ với kiến trúc độc đáo, mà còn có trải nghiệm thú vị khi leo 300 bậc thang đá để lên chùa Cao, từ đây bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn cảnh sắc kỳ vĩ của vùng đất cố đô Hoa Lư.

Lễ hội chùa Bái Đính Ninh Bình
Lễ hội chùa Bái Đính Ninh Bình

Những trải nghiệm mùa lễ hội sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán và đời sống tinh thần của người dân miền Bắc. Để có cho mình một hành trình trọn vẹn, các bạn đừng quên lên lịch trình phù hợp và đặt vé máy bay sớm để sở hữu mức giá tốt nhất. Nếu bạn cần hỗ trợ săn vé máy bay giá rẻ, hãy gọi ngay đến tổng đài của Tìm Chuyến Bay để được tư vấn nhanh chóng nhất.