Lễ Vu Lan là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này

Lễ Vu Lan là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này trong tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Lễ Vu Lan báo hiếu được cho là ngày lễ vô cùng đặc biệt trong Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Dù đã trải qua hàng ngàn năm nhưng Vu Lan luôn được lưu truyền từ đời này qua đời khác và có sức sống mãnh liệt trong đời sống tinh thần của người Việt. Trong bài viết này, hãy cùng với Tìm Chuyến Bay đi giải đáp thông tin Lễ Vu Lan là gì cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này nhé.

Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan là ngày gì?

Lễ Vu Lan là gì? 

Lễ Vu Lan hay còn có tên gọi khác là ngày lễ báo hiếu, là ngày lễ chính và đặc biệt quan trọng của Phật Giáo. Lễ Vu Lan trùng với Tết Trung Nguyên và ngày Xá tội vong nhân của Việt Nam. 

Nhiều người cho rằng, tháng 7 Âm lịch là ngày không may mắn và có nhiều điều cần phải kiêng kỵ. Phật Pháp khuyên chúng sinh nên tích cực ăn chay và làm từ thiện vào thời gian này. 

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, ngày lễ Vu Lan bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ thời vua Lý Nhân Tông năm 1072. Ông đã lập đàn cầu siêu cho cha mẹ, từ đó truyền bá rộng rãi ra toàn dân và duy trì tới tận bây giờ.

Lễ Vu Lan là ngày lễ con cháu báo hiếu đấng sinh thành, dưỡng dục

Lễ Vu Lan là ngày lễ con cháu báo hiếu đấng sinh thành, dưỡng dục

Vu Lan là cách gọi ngắn gọn của Vu Lan Bồn, phiên âm Phạn – Hán là ullambana ý nói đến sự giải thoát cho những người khổ sở cùng cực ở cảnh giới Địa ngục trần gian. 

Lễ Vu Lan là ngày nào? Lễ Vu Lan được tổ chức rất lớn ở các chùa, đền vào ngày Rằm tháng 7 Âm Lịch. 

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan 

Lễ Vu Lan báo hiếu đã có từ hàng trăm năm trước và xuất phát từ Phật Pháp. Dựa theo sự tích Đại Đức Mục Kiền Liên cứu được mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ.

Chuyện kể rằng khi Đại Đức Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công. Lúc bấy giờ, ngài vẫn nhớ tới người mẹ Thanh Đề của mình nên muốn tìm hiểu xem bà đang ở đâu. Ngài dùng mắt phép tìm kiếm và thấy một sự thực đau lòng, người mẹ của mình đang bị đày thành ngạ quỷ cực khổ, lang bạc, đói khát không ai thương xót. Sở dĩ, mẹ Thanh Đề của người bị đày thành ngạ quỷ do những việc ác mà bà đã từng làm.

Thương xót mẹ vô cùng, Đại Đức Mục Kiền Liên đã biến ra cơm và dâng tới tận địa ngục cho mẹ, nhưng tất cả đều bị biến thành lửa. Ngài không đành lòng nhìn người mẹ thân sinh phải chịu đau khổ, bèn cầu xin Phật Tổ. Phật dạy rằng, dù ngài có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ được. Cách duy nhất là nhờ tới sức mạnh của chư tăng 10 phương.

Lễ Vu Lan là ngày lễ lớn trong Phật Giáo

Lễ báo hiếu là ngày lễ lớn trong Phật Giáo

Thời điểm thích hợp nhất chính là ngày 15/7 Âm lịch, chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng dường Tam Bảo xin cứu mẹ. Đại Đức Mục Kiền Liên nghe theo, ngài đã cứu được mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. Cũng từ đó, lễ Vu Lan báo hiếu ra đời và lưu truyền tới tận ngày nay. 

Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

Ngày lễ Vu Lan chính là thời điểm tuyệt vời để con cháu thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo và biết ơn cha mẹ, ông bà những người đã nuôi dưỡng và dạy dỗ nên người. Đây cũng là dịp để mọi người phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách, uống nước nhớ nguồn. 

Vào dịp lễ này, mọi người hãy kêt gọi tinh thần đền ơn đáp nghĩa, tu tâm tích đức và kính trên nhường dưới. Đức Phật cũng khuyên răn rằng chúng ta nên thường xuyên làm việc thiện, bố thí cho kẻ nghèo hèn, phóng sinh để tích đức cho bản thân và gia quyến.

Lễ Vu Lan thường có nghi thức bông hồng cài áo

Lễ Vu Lan thường có nghi thức bông hồng cài áo

Tại Việt Nam, ngày lễ này thường có nghi thức bông hồng cài áo, bông hồng đỏ dành cho những ai còn cha mẹ, và bông hồng trắng là cho người không may mất cha mẹ. Đây chính là ý tưởng cao quý để các tu sĩ phổ độ chúng sinh, hướng đến việc thiện.

Hoa hồng được xem là vua của các loài hoa, là biểu tượng của sự cao quý, là tình yêu được cài lên ngực áo. Đó là cả tình thân và sự biết ơn của con cháu với cha mẹ, ông bà mình. 

Những việc làm ý nghĩa trong ngày lễ Vu Lan 

Sum họp gia đình 

Trong những ngày này, dù có bận rộn thế nào, hãy dành một chút thời gian về với gia đình của mình. Chẳng có gì tuyệt vời và ngọt ngào hơn khi gia đình sum họp, ăn uống, trò chuyện. Cha mẹ càng già, càng mong ngóng con cái về từng ngày, từng giờ.

Hãy nói những lời chúc chân thành và cái ôm thật chặt gửi tới cha mẹ, ông bà của mình nhé.

Chẳng gì tuyệt vời hơn khi được sum họp bên mâm cơm cùng gia đình

Chẳng gì tuyệt vời hơn khi được sum họp bên mâm cơm cùng gia đình

Lên chùa cầu an

Lễ Vu Lan là ngày lễ lớn và quan trọng nhất năm của Phật Giáo. Vì vậy những ngày này sẽ tổ chức rất lớn, nếu có cơ hội thì bạn hãy lên chùa cầu an, cầu sức khỏe bày tỏ lòng thành kính với cha mẹ của mình. 

Hoặc nếu có thời gian, hãy tới chùa làm công quả, phụ giúp để  bày tỏ lòng hiếu thảo của mình. Nếu ai đã không còn cha mẹ, hãy xin Phật phù hộ cho người được an nghỉ nơi chín suối.

Mua quà tặng cha mẹ 

Được lựa chọn những món quà ý nghĩa và thiết thực tặng cha mẹ chính là hành động thiết thực nhất vào ngày này. Mỗi người có thể tặng những món quà khác nhau, phù hợp với cha mẹ mình nhưng phải tỏ lòng thành và tình yêu. Đôi khi, đó chỉ là một bó hoa, một bữa ăn đầy ắp tình thương hay một bức thư bày tỏ nỗi lòng. 

Hoặc mua quà và cảm ơn cha mẹ vào ngày lễ Vu Lan

Hoặc mua quà và cảm ơn cha mẹ vào ngày lễ đặc biệt này

Chắc hẳn, việc nói câu cảm ơn hoặc bày tỏ cảm xúc với những người ngoài rất dễ dàng, nhưng lại rất khó để nói được câu “Cảm ơn cha mẹ”. Vậy bạn hãy tranh thủ dịp này để bày tỏ tình cảm của mình với đấng sinh thành nhé.

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên, quý bạn đọc đã hiểu rõ về Lễ Vu Lan là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này. Hãy thường xuyên theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích trên website của chúng tôi nhé.