Những nước ăn Tết Nguyên đán như Việt Nam. Điểm qua những nước ăn Tết Nguyên đán cùng phong tục đón năm mới giống ở Việt Nam nhất. Nếu bạn đang có dự định đi du lịch nước ngoài trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, vậy thì đừng bỏ qua bài viết sau đây để khám phá những nét văn hoá, truyền thống của mỗi quốc gia nhé!
Tết Nguyên đán ở Trung Quốc cũng được xem là ngày lễ quan trọng nhất của năm. Các phong tục của người Trung Hoa cũng giống như ở Việt Nam. Những ngày này, mọi người thường tất bật dọn dẹp nhà cửa với quan niệm xua đuổi mọi điều không tốt của năm cũ và chào đón một năm mới thật an nhiên với nhiều điều may mắn.
Sau khi dọn dẹp nhà cửa, họ cùng nhau trang trí ngôi nhà của mình với những chiếc lồng đèn màu đỏ, những câu đối xuân đỏ,… Vì theo người Trung Quốc, màu đỏ mang đến sự tốt lành, thịnh vượng và có nhiều ý nghĩa đẹp đối với họ. Ngoài ra, phong tục cúng ông Công ông Táo về trời cũng giống như Việt Nam vào 23/12 Âm lịch.
Tại xứ sở kim chi, Tết Nguyên đán hay còn gọi là Seollal, là một trong những ngày lễ quan trọng đánh dấu sự chuyển giao của năm mới. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình quay trở về nhà, cùng đoàn tụ, sum họp, hàn huyên và tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên.
Vào những ngày Tết Nguyên đán, người dân xứ sở kim chi thường mặc trang phục truyền thống Hanbok và thực hiện những nghi lễ của tổ tiên. Ăn các món ăn truyền thống, chơi trò chơi dân gian và nhiều hoạt động như một sự bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hoá của quê hương.
Tết Nguyên đán ở quốc đảo sư tử có nhiều phong tục đón Tết cũng giống như ở Việt Nam. Trước những ngày chào đón năm mới, người dân cũng có thói quen dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Vì Singapore có lượng dân số lớn là người Trung Hoa nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hoá cho đến phong tục.
Với sắc đỏ tượng trưng cho ngày Tết, người dân quốc đảo cũng mua sắm đồ, đạc, trang trí cho ngôi nhà, đường phố thêm lung linh. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân Singapore cũng có nghi thức tiễn ông Công ông Táo về trời. Phong tục này có ý nghĩa đó là tiễn ông Táo về trời để tâu với Ngọc Hoàng về cuộc sống nơi trần gian.
Bạn đang có dự định du lịch Malaysia trong dịp Tết Nguyên đán? Bạn thắc mắc liệu Tết cổ truyền ở Malaysia có giống như ở Việt Nam không? Câu trả lời là có nhé! Đây được xem như một lễ hội hàng năm lớn nhất và quan trọng nhất đối với người dân ở Malaysia.
Đến Malaysia vào dịp Tết, bạn sẽ được hòa mình vào không khí nhộn nhịp đầy màu sắc tại khu China Town. Do phần lớn dân tộc Hoa sinh sống ở đây nên các tuyến phố được trang trí rất giống với truyền thống ở Trung Quốc. Ngoài ra, các lễ hội múa lân, sư, rồng, lì xì, chúc Tết,… cũng không khác gì so với Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Tết ở Philippines cũng là dịp để gia đình đoàn tụ, sum vầy bên nhau. Ngày Tết của người dân Philippines chịu ảnh hưởng của phương Tây và Trung Quốc nên có sự pha trộn. Tuy nhiên, những nét truyền thống đặc trưng của đất nước vẫn được giữ nguyên.
Trước thời khắc giao thừa, người dân Philippines sẽ chuẩn bị bàn tiệc có tên gọi “Media Noche”, trên bàn thường chai rượu sâm banh hoặc rượu vang đỏ cùng những món ăn truyền thống của đất nước. Bên cạnh đó, trái cây được xếp thành vòng tròn, biểu thị những đồng tiền xu với ước nguyện về sự may mắn trong tài chính của gia đình. Trước khi ăn, các thành viên trong gia đình phải đọc lời cầu nguyện cảm ơn một năm qua và đón chào một năm mới.
Những ngày Tết Nguyên đán ở xứ sở chùa tháp là dịp lễ đặc biệt mà du khách không nên bỏ lỡ. Đến Campuchia vào dịp này, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm những nét văn hoá độc đáo, hoà mình vào không khí náo nhiệt và tham gia các hoạt động mang đậm bản sắc của người dân nơi đây.
Do phần lớn đời sống tâm linh của người dân Campuchia là Đạo Phật, người dân bản địa thường đi lễ chùa cầu bình an và thực hiện nhiều nghi lễ truyền thống của địa phương. Bên cạnh các nghi thức tâm linh, thì các hoạt động vui chơi trong dịp Tết Nguyên đán ở Campuchia cũng không kém phần đa dạng. Du lịch Tết Nguyên đán ở Campuchia chắc chắn bạn sẽ được trải nghiệm trọn vẹn những ngày Tết vui tươi, đặc biệt tại xứ sở chùa tháp.
Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Nguyên đán ở Thái Lan được diễn ra hoành tráng từ 13/4 đến 15/4 với tên Songkran. Do Thái Lan là đất nước tôn sùng đạo Phật, ngày đầu năm mới ở đây sẽ không được tính là 1/1 Dương lịch hay Âm lịch, mà chính xác sẽ là ngày 15/4, ngày sinh của Đức Phật.
Ngày 13/4 ở Thái Lan sẽ tương tự như ngày 30 Tết ở Việt Nam. Người dân bắt tay vào việc dọn dẹp nhà cửa, trang trí và nấu những bữa cỗ truyền thống để cúng bái tổ tiên. Ngày 14/4 sẽ chuẩn bị các món ăn ngày Tết chính, đặc biệt vào ngày này, người dân sẽ ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp và lên chùa dùng cơm, thực hiện các nghi lễ đặc trưng. Ngày 15/4 là ngày cuối cùng của Tết, người dân Thái Lan sẽ tổ chức lễ hội tắm Phật, đi thăm họ hàng và thực hiện nghi thức “Rod Nam Dam Hua” để bày tỏ lòng kính trọng đối với các vị tiền bối.
Tìm hiểu về Tết Nguyên đán ở Triều Tiên có gì khác biệt? Tết Nguyên đán hay còn được gọi là Seollal, vào dịp Tết, học sinh đến nhà thầy cô thực hiện nghi lễ vái lạy sebae, người dân thường đến đặt hoa ở tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và chụp ảnh, hay những người đàn ông mang rượu đến chúc Tết người lớn tuổi và thực hiện nghi lễ sebae với bề trên,…
Bên cạnh đó, Triều Tiên cũng có nghi lễ đặc biệt tưởng nhớ tổ tiên trong những ngày đầu năm mới như các nước Châu Á khác. Tết Nguyên đán ở Triều Tiên cũng là một kỳ nghỉ quan trọng để các thành viên trong gia đình sum vầy, cùng nhau chào đón một năm mới thật hạnh phúc và bình an.
Ngày Tết Nguyên đán của người Mông Cổ được gọi là Tsagaan Sar, là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm. Với phong tục tập quán và những nét riêng biệt, đậm nét văn hoá bản địa, Mông Cổ mang đến những trải nghiệm mới lạ cho du khách thập phương.
Vào 23 tháng Chạp, sau khi dọn dẹp nhà cửa, người dân sẽ thực hiện nghi thức cúng tế thần lửa. Ngoài ra, trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ chỉ mặc trang phục dân tộc, ưu tiên là màu trắng. Vì đối với họ, màu trắng là biểu tượng của sự thuần khiết, mang lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống.
Cũng giống như các nước Châu Á khác, nhưng Tết truyền thống ở Ấn Độ được tổ chức theo lịch dương. Lễ hội được diễn ra vào đêm 31/12 đến rạng sáng ngày mùng 1 tháng Giêng Dương lịch. Tại mỗi bang đều có mỗi phong tục riêng với nhiều sự kiện khác nhau.
Có một điểm chung đặc biệt ở đây đối với ngày Tết cổ truyền đó chính là mâm cỗ mừng năm mới không thể thiếu món ăn truyền thống beriane (cơm trộn thịt).
Bhutan được mệnh danh là “Vương quốc hạnh phúc nhất thế giới”. Vì thế, ngày Tết cổ truyền ở Bhutan cũng vô cùng đặc biệt. Bhutan đón Tết kéo dài 15 ngày với nhiều hoạt động thú vị.
Người dân Bhutan cũng chuẩn bị cho năm mới bằng cách dọn dẹp, trang trí nhà cửa, nấu các món ngon truyền thống và cúng dường các ngôi đền. Các thành viên trong gia đình tụ họp bên nhau, tham gia nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc. Đặc biệt, dịp năm mới, người dân Bhutan thường vứt những đồ đạc không sử dụng và mua sắm những tài sản, đồ dùng mới.
Trên là những nước ăn Tết Nguyên đán như ở Việt Nam bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang có nhu cầu đặt vé máy bay Tết đến một trong các nước kể trên để tìm hiểu thêm về nền văn hoá, phong tục thú vị. Đừng quên liên hệ với Tìm Chuyến Bay qua 028 3997 7788 để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ, tư vấn một cách nhiệt tình và nhanh chóng nhất!
Nếu bạn không có nhiều thời gian để theo dõi bảng giá vé máy bay hoặc còn phải làm nhiều việc khác thì hãy để cho đội booker chuyên nghiệp của chúng tôi thao tác săn vé máy bay giá rẻ, vé máy bay khuyến mãi giúp bạn nhé! Tìm Chuyến Bay luôn nỗ lực làm hài lòng khách hàng bằng việc theo dõi sát sao các chương trình khuyến mãi vé máy bay khuyến mãi của tất cả các hãng. Khi canh được vé, booker sẽ chủ động nhắn tin, gọi điện hoặc Zalo cho bạn để nhanh chóng quyết định đặt vé máy bay. Hãy liên hệ tổng đài có sẵn ở trên để được phục vụ. Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của bạn luôn là điều chúng tôi phấn đấu : Cần là có – tìm là thấy.