Tết Đoan Ngọ là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này

Tết Đoan Ngọ là gì và ý nghĩa của ngày lễ này trong văn hóa tín ngưỡng dân gian các quốc gia khu vực Đông Á như thế nào? Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ truyền thống quan trọng thường được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Mặc dù vậy, vẫn còn khá nhiều người không biết nguồn gốc, ý nghĩa cũng như những hoạt động trong ngày lễ này. Hãy cùng Tìm Chuyến Bay tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé. 

Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là ngày lễ cổ truyền của các nước Đông Á

Tết Đoan Ngọ là gì? 

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống của các nước ở khu vực Đông Á. Ngày lễ truyền thống này thường được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Tết Đoan Ngọc còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương hay ngày giết sâu bọ. 

Đoan Ngọ là ngày lễ bắt đầu vào giữa trưa, đoan tức là mở đầu, ngọ là giữa trưa. Khi mà mặt trời lên tới đỉnh, khí dương đang thịnh. 

Tết Đoan Ngọ thường được tổ chức vào ngày 5/5 Âm lịch
Tết Đoan Ngọ thường được tổ chức vào ngày 5/5 Âm lịch

Ngày Tết Đoan Dương là ngày lễ quan trọng, đánh dấu sự kiện chuyển biến sang giai đoạn mới của mùa màng. Tùy theo từng vùng miền và quốc gia, người ta sẽ có những tục lệ hoàn toàn khác nhau. 

Tết Đoan Ngọ được tổ chức phổ biến ở nhiều các quốc gia ở khu vực Đông Á. Đến nay, các nước láng giềng như Việt Nam, Trung Quốc hay Triều Tiên vẫn đang được lưu truyền và bảo tồn. 

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ 

Tùy theo mỗi một quốc gia sẽ có những điển tích và nguồn gốc hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia gần nhau nhưng cũng có quan niệm Tết Đoan Ngọ hoàn toàn khác nhau.

Trung Quốc 

Điển tích của Trung Quốc bắt đầu lưu truyền từ thời Chiến Quốc, khi đại thần nhà Sở là Khuất Nguyên – nhà văn hóa nổi tiếng và vô cùng yêu nước. Trước tình thế đất nước suy vong, can ngăn vua Hoài Vương không được. Ông còn bị gian thần hãm hại, Khuất Nguyên uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. 

Nhân dân Trung Hoa vô cùng thương tiếc về cái chết của ông đã lấy ngày 5 tháng 5 Âm lịch là ngày để tưởng nhớ tới vị trung thần này. Mỗi năm, cứ tới ngày này, dân Trung Quốc lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc, cho gạo vào ống tre và bơi thuyền ra giữa sông thả xuống cúng Khuất Nguyên.

Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ điển tích của vị trung thần Khuất Nguyên
Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ điển tích của vị trung thần Khuất Nguyên

Ngoài ra, Trung Hoa còn có một truyền thuyết khác bắt nguồn từ Hạ Tri thời trung cổ. Cũng có người cho rằng, phong tụ này bắt nguồn từ việc tôn sùng vật cổ của người dân hạ lưu sông Trường Giang.

Việt Nam 

Truyền thuyết của Việt Nam bắt nguồn từ hàng trăm năm trước, khi nông dân đang ăn mừng được mùa thì một đàn sâu bọ từ đâu bay tới ăn hết thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân không biết làm cách nào để diệt được lũ sâu bọ này thì từ xa một ông cụ chống gậy đi tới và tự xưng là Đôi Truân.

Ông cụ đã chỉ cho dân chúng cách lập đàn cúng đơn giản để xua đuổi sâu bọ. Các lễ vật như bánh tro, trái cây,… và hoạt động tập thể dục. Dân nghe theo và làm đúng như lời Đôi Truân nói. Quả nhiên lũ sâu bọ đã té ngã và diệt sạch được chúng. Ông còn nói rằng: “Lũ sâu bọ này rất hung hăng và chúng sẽ quay lại vào đúng ngày này hàng năm nên dân làng cứ thế làm theo những gì ta đã dặn là sẽ trị được chúng”.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là ngày Tết giết sâu bọ
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là ngày Tết giết sâu bọ

Dân chúng vô cùng cảm tạ công ơn của Đôi Truân và đã đặt tên cho ngày này là Tết giết sâu bọ hay Tết Đoan Ngọ. Tục lệ này vẫn được lưu truyền và gìn giữ cho tới tận bây giờ.

Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Dù là ở Việt Nam hay các nước khác trong khu vực Đông Á, thì ngày Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tết giết sâu bọ là giai đoạn chuyển mùa, chuyển dịch nên dịch bệnh rất dễ bùng phát. Ngày lễ này tổ chức với mong cầu cho mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá.

Một số làng quê ở Việt Nam vẫn còn lưu giữ một số văn hóa xưa, cứ tới ngày này là mọi người trong gia đình sẽ tụ họp lại. Nó cũng giống như hoạt động gắn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau như những ngày lễ Tết khác ở Việt Nam. Do vậy, vào ngày lễ này, con cháu làm ăn xa lại về tụ họp cùng gia đình thương yêu của mình. 

Tết Đoan Ngọ là thời điểm nhân dân cầu xin trời đất có mùa màng bội thu
Tết Đoan Ngọ là thời điểm nhân dân cầu xin trời đất có mùa màng bội thu

Vào thời điểm này hàng năm cũng là mùa vụ của nhiều loại quả nên nhiều vùng miền thường cho thêm hoa quả làm đồ cúng trong mâm lễ của mình. 

Một số món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ

Cơm rượu nếp 

Ở một số tỉnh thành của miền Bắc thường làm cơm rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm là loại thức uống quen thuộc. Người ta quan niệm rằng, trong đường ruột có rất nhiều loại ký sinh gây hại và rất khó để tiêu diệt được. Tuy nhiên, tới ngày 5/5 Âm lịch hàng năm, chúng sẽ ngoi lên. Khi chúng ta ăn các loại thức ăn hoặc hoa quả có vị chua, chát cùng cơm rượu nếp thì có thể tiêu diệt được chúng. 

tet doan ngo 5

Cơm rượu nếp là món ăn truyền thống của người miền Bắc
Cơm rượu nếp là món ăn truyền thống của người miền Bắc

Bánh tro

Một số tỉnh thành miền Trung thường dâng bánh ú tro trong mâm cơm lễ của mình. Mỗi mâm cơm lễ sẽ có từ 30 – 40 bánh trở lên. Bánh có vị ngọt thanh, màu vàng và ăn rất ngon. Nếu không có thời gian làm bánh tro, bạn cũng có thể đặt mua ngay tại chợ truyền thống hoặc các cửa hàng trên địa bàn. 

Mỗi mâm cỗ cúng của người miền Trung thường có bánh ú tro
Mỗi mâm cỗ cúng của người miền Trung thường có bánh ú tro

Các món từ vịt

Theo truyền thống của người miền Nam, các món ăn từ vịt trong ngày Tết Đoan Ngọ là không thể thiếu. Trong các ngày này, giá vịt các loại thường tăng đáng kể. 

Người miền Nam lại yêu thích các món ăn từ vịt
Người miền Nam lại yêu thích các món ăn từ vịt

Hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng mình chia sẻ ở trên, các bạn đã hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ. Hãy theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích hơn tại website của chúng mình nhé.