Tết Nguyên Tiêu là gì? Tết Nguyên tiêu là một trong những ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam và được duy trì cho tới tận bây giờ. Mặc dù vậy, khi được hỏi về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này. Vậy hãy cùng với Tìm Chuyến Bay tìm hiểu tất tần tật thông tin về Tết Nguyên Tiêu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Tết Nguyên Tiêu hay Tết Thượng Nguyên còn có tên gọi quen thuộc hơn là ngày rằm tháng Giêng, là ngày 15 tháng 1 Âm lịch đầu tiên của năm bắt nguồn từ Trung Hoa. Dịp lễ này rất quan trọng thường được diễn ra từ nửa đêm ngày 14 đến nửa đêm ngày 15 Âm lịch.
Phong tục tín ngưỡng của Trung Quốc khá giống với Việt Nam và du nhập vào nước ta từ hàng ngàn năm trước. Trong đó, Phật Giáo và Đạo Mẫu có những hoạt động ý nghĩa đề cao truyền thống và trân quý gia đình của mình.
Tết Nguyên Tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm với “nguyên” là đầu tiên, “tiêu” là đêm. Dân gian ta có câu “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” để nói lên tầm quan trọng của ngày lễ này. Ngoài ngày lễ này ra còn có khá nhiều ngày Tết khác như Tết Trung Nguyên tức là rằm tháng 7 và Tết Hạ Nguyên là rằm tháng 10.
>>> Đọc thêm: Tháng 1 có ngày lễ gì?
Mỗi một vùng miền sẽ có những hoạt động và phong tục khác nhau, tuy nhiên hầu hết mọi người đều sẽ chuẩn bị một mâm cỗ thể hiện lòng thành và sự biết ơn đối với ông bà tổ tiên, thần thánh. Ngày lễ này cũng là dịp để con cháu cầu mong một năm an lành, nhiều tài lộc và mạnh khỏe.
Ngoài ra, một số hoạt động phổ biến thường diễn ra vào ngày lễ này như thả đèn hoa đăng, lên chùa dâng hương, múa lân, chèo thuyền,… Nhiều gia đình còn làm lễ tạ trời đất, thần tiên, các anh hùng dân tộc. Đây cũng là hoạt động ý nghĩa được duy trì từ năm này qua năm khác. Đối với những gia đình có điều kiện kinh tế hạn hẹp thì có thể dâng hương cùng với hoa quả, ấm trà tỏ lòng thành kính là được.
Theo thông lệ, Tết Nguyên Tiêu sẽ diễn ra vào ngày 15 Âm lịch tháng Giêng chỉ cách Tết Nguyên Đán ít ngày. Mỗi năm, ngày Dương lịch sẽ thay đổi do thời gian có sự chênh lệch về ngày tháng. Chính vì thế, bạn nên xem xét ngày lễ theo lịch Âm là tốt nhất.
Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa, đây là dịp để các ông Trạng, những người hiển vinh có dịp được vào diện kiến đức vua và dự tiệc trong vườn Thượng Uyển. Mọi người sẽ cùng thưởng ngoạn khung cảnh hữu tình, làm thơ và ngắm hoa cho tới quá nửa đêm.
Đối với người dân Trung Hoa, Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ vô cùng quan trọng và thiêng liêng. Ngày này, mọi người sẽ tổ chức thả đèn hoa đăng trong lễ hội đèn hoa. Những cây đèn ngũ sắc mang nhiều hình thù rồng phượng hoặc 12 con giáp, nhân vật trong truyện cổ tích,… được trang trí cầu kỳ sẽ được thả từ từ lên trời. Phong tục này đến nay vẫn còn được duy trì.
Người Trung Quốc quan niệm rằng những chiếc đèn hoa đăng sẽ gửi gắm lời cầu nguyện của họ đến với trời đất. Tuy nhiên ở một số vùng hiện nay đã cấm hoạt động thả đèn hoa đăng bởi nó có nguy cơ gây ra cháy rừng. Ngoài ra, hoạt động cúng tế, làm bánh trôi nước, thi đoán hình thù trên đèn lồng, ngâm thơ,… cũng được ưa chuộng và diễn ra trên khắp cả nước.
Tết Nguyên Tiêu sau khi đã du nhập sang Việt Nam đã có những thay đổi phù hợp với văn hóa, tập tục của từng vùng miền. Mặc dù vậy, Tết Trùng Dương vẫn là một trong 4 ngày lễ lớn trong năm, là thời điểm mọi người lên chùa dâng hương nhiều nhất. Những Phật tử viếng chùa, lễ Phật cầu cho gia đạo bình an, mạnh khỏe, một năm mưa thuận gió hòa. Nhiều ngôi chùa thường tổ chức ngày rằm tháng Giêng rất lớn. Đây là tín hiệu tốt trong tín ngưỡng Việt Nam, thể hiện rõ tinh thần Đạo pháp và dân tộc.
Khuôn viên chùa sẽ được trùng tu khang trang, sạch sẽ để mọi Phật tử lui tới. Ngoài ra, cũng có không ít chùa lập đàn Dược sư và tụng kinh trong suốt tháng Giêng, thường từ ngày 8 Âm lịch tới hết ngày rằm. Nếu có thời gian, bạn hãy tham gia tụng niệm và hồi hướng công đức cho tinh thần thư giãn, tịnh tâm hơn hơn. Hình thức tu tập này có thể đem lại an lành và bình yên trong tâm của mỗi người.
Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng mình chia sẻ ở trên, quý bạn đọc đã hiểu rõ ý nghĩa cũng như sự khác biệt giữa ngày Tết Nguyên Tiêu của người Việt và người Hoa. Dù có khác biệt về văn hóa, nhưng Tết Nguyên Tiêu vẫn là dịp để mọi người tỏ lòng thành kính, biết ơn tới tổ tiên, thần Phật,… và mong muốn có một năm mới an lành, sức khỏe, nhiều tài lộc. Chúc quý bạn đọc sẽ gặp nhiều niềm vui và năm mới phát tài phát lộc trong công việc.